CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG ETM

Chuyên gia đề xuất lắp camera giám sát công trình xây dựng để giảm ô nhiễm

Ngày đăng: 19/03/2021
Đăng bởi: Admin
Chuyên gia môi trường đề xuất sớm thu hồi xe cũ nát, không dùng bếp than tổ ong và đặc biệt là lắp camera giám sát công trình xây dựng khi chất lượng không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiếp tục ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngày 15.1, theo kết quả của hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận tất cả các điểm quan trắc đều lên ngưỡng xấu với chỉ số chất lượng không khí AQI từ 150-160. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ lên ngưỡng xấu và rất xấu, dự báo sẽ kéo dài vài ngày tới, tác động xấu đến sức khỏe tất cả mọi người.
 
Trao đổi với Lao Động, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, thời điểm không khí lạnh suy yếu như hiện nay thường xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán lên cao mà đọng lại ở bề mặt, làm nồng độ chất ô nhiễm tăng cao. Hoạt động phát thải từ nhiều nguồn như giao thông, xây dựng, công nghiệp... là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
 
"Hiện nay các nguồn ô nhiễm của chúng ta vẫn chưa giảm. Lượng phương tiện giao thông trên Thành phố ngày càng nhiều, tăng mạnh vào dịp cận Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, nguồn sản xuất, xây dựng các công trình tại Hà Nội, việc đốt rác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến không khí" - ông Tùng nói.
 
 
Hậu hết chất lượng không khí ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ lên ngưỡng xấu và rất xấu. 

Theo ông Tùng, với mức độ ô nhiễm của môi trường không khí ở đô thị, những giải pháp mạnh tay để chặn đứng hoặc giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm là điều cần triển khai khẩn trương và đồng bộ. Ông Tùng cho rằng cần giảm nguồn khải phát thải từ nguồn phương tiện giao thông, sản xuất, xây dựng... Mỗi một nguồn thải cần có một chính sách, một kế hoạch và một cơ quan thực hiện khác nhau.
 
"Trong những ngày này, chúng ta không nên nghĩ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường mà sẽ giảm ô nhiễm không khí ngay. Không khí không thể làm hôm nay mà ngày mai nhìn thấy giảm ô nhiễm ngay. Do đó, mỗi một nguồn phải có một chính sách hợp lý và làm cương quyết" - ông Tùng nói.
 
Về vấn đề giao thông, trước tiên cần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng. Có nhiều hình thức như tăng chất lượng, số chuyến, hình thức để nhân dân tiện lợi sử dụng. Cần thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không bảo đảm tiêu chuẩn lưu hành để kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
 
Theo ông Tùng, hiện nay các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM chưa thu hồi được những xe cũ nát do chưa có khuôn khổ pháp lý. Do đó, cần phải đẩy nhanh, có cơ sở pháp lý cho vấn đề này.
 
"Hà Nội có thể kiểm tra khí thải xe máy, dán nhãn mác những phương tiện đủ điều kiện lưu hành. Điều này cần có sự phối hợp giữa các đơn vị có thẩm quyền" - ông Tùng đề xuất.
 
Ông Tùng cũng kiến nghị Hà Nội cần giám sát chặt chẽ công trình xây dựng. Có thể lắp camera ở các công trình lớn, dự án sửa sang đường phố... để giám sát.
 
Cùng nói về vấn đề này, PGS. TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, cần giảm thiểu, không để phát thải ra không khí bụi bẩn.
 
Theo bà An, bên cạnh hạn chế tối đa nguồn phát thải từ giao thông, người dân không nên đốt rơm rạ, không tái sử dụng bếp than tổ ong, rà soát vận động các cơ sở sản xuất bếp than/than tổ ong chuyển đổi loại hình kinh doanh, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.
 
Ngoài ra, bà An cũng đề nghị giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, công trình giao thông gây ô nhiễm. Cần xử nghiêm những tác nhân, tác động gây ô nhiễm môi trường để giảm ô nhiễm, tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Tags

Đăng ký nhận bảng tin

Quý khách vui lòng nhập thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí các lĩnh vực liên quan đến môi trường.
0923 392 868